Overthinking đang được gọi là "căn bệnh phổ biển" nhất trong xã hội hiện nay. Hầu hết "căn bệnh" overthinking dễ bắt gặp ở thế hệ gen Z nhiều hơn so với những độ tuổi khác. Liệu bạn có phải là người thuộc "hội nhóm overthinking".
Người overthinking thường rơi vào trạng thái trầm tư do suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề - Ảnh: Internet
Môi trường giao tiếp xung quang cũng là nguyên nhân khiến con người không thể thoát ra overthinking - Ảnh: Internet
Viết nhật ký là một trong cách kết nối bản thân hiệu quả giảm overthinking - Ảnh: Internet
1. Overthinking là gì?
Overthinking là dạng biểu hiện của chứng lo âu thái quá, nghĩa là cảm giác con người vượt trên ngưỡng đối với những vấn đề được cho là giao tiếp bình thường mà ai cũng trải qua. Hội người thuộc nhóm overthinking thường có những biểu hiện nhạy cảm, suy nghĩ quá nhiều khi người khác giao tiếp với mình và đặc biệt luôn lo sợ, có cảm giác không an toàn trong giao tiếp. Người overthinking luôn mất nhiều thời gian để suy nghĩ chỉ về một vấn đề hoặc đơn thuần là một cảm giác hay về một hành động của đối phương dành cho mình khi giao tiếp.
Ví dụ: Bạn ở trong trạng thái suy nghĩ quá sâu vào trong câu nói đùa vui của bạn bè dành cho mình khi chủ đề chỉ đơn giản xoay quanh về vấn đề giao tiếp hằng ngày.
Người overthinking thường rơi vào trạng thái trầm tư do suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề - Ảnh: Internet
2. Tại sao overthinking làm bạn không thể thoát ra?
Thật khó để cho lời khuyên đối với người mắc hội chứng overthinking nhanh thoát ra khỏi vỏ bọc suy nghĩ và nhìn mọi thứ tích cực. Lý giải cho câu chuyện tại sao nhiều người không thể thoát ra khỏi chứng overthinking mặc dù họ đã thử nhiều cách tiếp xúc đối diện cùng những điều tích cực.
2.1. Tiềm thức suy nghĩ overthinking
Trong tiềm thức của người mắc chứng bệnh tâm lý này họ luôn có một nỗi lo sợ dành cho tất cả mọi thứ. Đối với họ, việc ngừng lo lắng là điều không thể. Thế giới quan của người mắc chứng overthinking thường nhạy cảm hầu hết những vấn đề họ tiếp xúc, nó như là một gốc rễ ăn sâu không thể nhổ sạch trong ngày một ngày hai.
2.2. Môi trường xung quanh
Khó có thể thay đổi người mắc hội chứng overthinking nếu môi trường xung quanh, những người giao tiếp thường xuyên với họ không thay đổi khiến cho mọi suy nghĩ của người overthinking vẫn thế. Bản thân người giao tiếp với người mắc chứng overthinking nếu như không có sự tinh tế và khéo léo dễ khiến cho người overthinking rơi vào trầm tư, cũng có thể là sự tuyệt vời mà bạn không hay.
Môi trường giao tiếp xung quang cũng là nguyên nhân khiến con người không thể thoát ra overthinking - Ảnh: Internet
2.3. Từ chính bản thân của người overthinking
Nếu có thể nói lý do chính mà người overthinking mãi chưa thoát ra được từ hội chứng bệnh đáng sợ này thì nguyên nhân chính từ bản thân người overthinking không có sự thay đổi. Đã nhiều người tích cực theo đúng định nghĩa luôn âm thầm giúp đỡ người mắc hội chứng overthinking nhưng bản thân của người đó là từ chối và cuối cùng thì chính họ lại tiếp tục rơi vào vòng lẩn quẩn suy nghĩ chứng overthinking mà mãi không thể thoát ra.
3. Overthinking làm sao để vượt qua?
Vượt qua overthinking đến từ thói quen bản thân, môi trường giao tiếp và mục tiêu cuộc sống của người overthinking.
3.1. Kết nối với bản thân
Người overthinking kết nối thay đổi bản thân từ những thói quen nhỏ hằng ngày. Hằng ngày người overthinking nên viết nhật ký để giảm sự suy nghĩ, tổn thương. Tiếp đến, người này nên có những thói quen tích cực hơn với những kênh podcast phù hợp để chữa lành cho tâm hồn, dần thay đổi nhận thức, chấp niệm với bản thân.
Viết nhật ký là một trong cách kết nối bản thân hiệu quả giảm overthinking - Ảnh: Internet
3.2. Lựa chọn môi trường giao tiếp
Người overthinking họ luôn nắm trong tay quyền kiểm soát lựa chọn người họ muốn giao tiếp. Lựa chọn người giao tiếp người overthinking nên chọn những người có tư duy và suy nghĩ tần số cao hơn mình, tích cực cao hơn mình để thay đổi tư duy, suy nghĩ, thay đổi thói quen suy nghĩ.
3.3. Ghi rõ mục tiêu cuộc sống
Thường người mắc hội chứng overthinking hiếm khi ghi mục tiêu cuộc sống của họ là gì nên họ ở mãi trong vòng suy nghĩ về vấn đề xung quanh diễn ra ở phía của họ. Nên đặt bút ghi rõ bạn đến với cuộc sống vì mục đích gì, sứ mệnh của bạn là gì. Chính khi đó bạn dần dần giảm đi việc suy nghĩ lo âu về mọi thứ, mở rộng góc nhìn tích cực về mọi thứ và chấp nhận với những điều xảy ra đến với bản thân là chuyện bình thường.
Kết luận
Overthinking đang ngày càng diễn ra theo chiều hướng gia tăng và trở thành một mối đe dọa nguy hiểm cho tất cả mọi người, đặc biệt nhất là trẻ đang trong độ tuổi đi học, giới trẻ, thế hệ gen Z. Cần có sự quan tâm đặc biệt dành cho người mắc hội chứng overthinking và sự ứng xử giao tiếp khéo léo với người mắc chứng overthinking giúp cho người overthinking từng bước cởi bỏ được chứng bệnh nguy hiểm trong xã hội ngày nay.